Bột gỗ và các ứng dụng của bột gỗ trong cuộc sống

Nếu bạn đã từng quan tâm đến các thông tin liên quan đến quy trình sản xuất viên nén gỗ, chắc hẳn bạn sẽ không lạ lẫm gì với khái niệm mùn cưa. Nhưng liệu bột gỗ có phải mùn cưa? Là thành phần chủ chốt để chế biến loại nhiên liệu sinh học hay không? Trên thực tế, mùn cưa với bột gỗ là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau về cả tính chất cũng như ứng dụng. Vậy bột gỗ là gì? Khác mùn cưa ở đâu và bột gỗ dùng để làm gì? Cùng Mianco theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về những ứng dụng hữu ích của bột gỗ nhé!

Khái niệm về bột gỗ

Bột gỗ và ứng dụng của bột gỗ

Bột gỗ là gì? Trước khi đi vào tìm hiểu các ứng dụng của bột gỗ trong cuộc sống, ta cần hiểu rõ bột gỗ là gì đã. Về cơ bản, ta có thể hiểu bột gỗ là một chế phẩm từ gỗ, là những miếng gỗ được cắt thành miếng nhỏ và nghiền nát thành bột.

Để sản xuất bột gỗ người ta chia cây gỗ thành 2 phần:

  • Lõi cây: Phần thịt gỗ phía trong, thường có kết cấu đặc, mịn. Phần này sẽ được sử dụng để làm bột gỗ.
  • Vỏ cây: Phần vỏ cây sẽ được bóc ra khỏi phần thịt gỗ khi sản xuất bột gỗ. Do tính chất khác nhau nên vỏ cây không thích hợp để nghiền thành bột gỗ, thay vào đó nó thường được sử dụng để làm chất đốt cung cấp nhiệt lượng cho quy trình sản xuất bột gỗ.
Như vậy, ta sẽ có một số yếu tố để phân biệt bột gỗ và mùn cưa như sau:
Bột gỗ Mùn cưa
Về kích thước:
  • Bột gỗ có kích thước nhỏ, yêu cầu các phương pháp xử lý kỹ càng hơn.
Về thành phần:
  • Bột gỗ chỉ được làm bằng phần lõi của thân cây gỗ
Về loại gỗ:
  • Tùy theo ứng dụng và cách sử dụng mà bột gỗ có thể được nghiền từ nhiều loại gỗ khác nhau.
Về kích thước:
  • Mùn cưa là cây gỗ nghiền nhỏ, tuy có kích thước nhỏ nhưng vẫn lớn hơn bột gỗ
Về thành phần:
  • Có thể được nghiền bởi cả cây gỗ, không cần bóc vỏ gỗ trước khi xử lý.
Về loại gỗ:
  • Mùn cưa cũng được sản xuất từ nhiều loại gỗ nhưng chủ yếu là một số loại gỗ có giá thành rẻ, dễ cháy như gỗ keo,…
Có thể thấy, bột gỗ là một loại nguyên liệu sạch, có thể tái tạo và có khả năng phân hủy tốt. Đặc biệt, so với nhiều loại nguyên liệu khác thì chi phí để sản xuất bột gỗ thường khá rẻ. Vậy bột giấy có những ứng dụng gì? Cùng Mianco khám phá trong phần tiếp theo của bài viết nhé!

Ứng dụng của bột gỗ trong cuộc sống

Bột gỗ được ứng dụng trong rất nhiều khía cạnh của cuộc sống. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến mà bạn có thể theo dõi:

Làm giấy

 

Làm giấy là một trong những ứng dụng quan trọng và phổ biến nhất của bột gỗ. Với ứng dụng này, bột gỗ sẽ được tạo ra từ 2 quá trình xử lý cơ học và xử lý hóa học.

Sau khi được xử lý, bột gỗ sẽ được đưa vào máy nghiền và hòa thành một dung dịch đậm đặc, chảy qua giữa một trục lăn có dao và được gắn cố định. Các sợi sẽ được cắt, ép tùy theo điều chỉnh của dao.

Sau đó bột giấy sẽ được trộn lẫn cùng các chất phụ gia theo từng tỉ lệ để tạo ra những loại giấy khác nhau. Sau khi hỗn hợp được hoàn thành và làm sạch nhiều lần sẽ chảy trên mặt lưới kéo giấy. Trên phần lưới này, nước sẽ thoát đi và cấu trúc giấy bắt đầu thành hình. Sau khi nước đã thoát đủ, giấy sẽ được ép rồi đưa qua phần sấy tiếp theo, tiếp tục được ép và cuộn tròn.

Một số loại gỗ thích hợp làm giấy như: vân sam, linh sam, thông, sồi, dương, bạch đàn.

Thức ăn nhanh

Với tác dụng thêm kết cấu, làm dày, ổn định và an toàn với con người, bột gỗ được ứng dụng trong nhiều sản phẩm thức ăn nhanh của ngành thực phẩm. Một số sản phẩm thường sử dụng bột gỗ như: phô mai vụn, sữa lắc,…

Làm nhang

 

Ứng dụng làm nhang của bột gỗ được thực hiện với một số loại gỗ có mùi thơm đặc trưng như quế, trầm, đàn hương,…

Với ứng dụng này, gỗ sẽ được cho vào máy để xay nhỏ, sấy khô sau đó nghiền thành bột. Sau khi nghiền xong, bột sẽ được chuyển sang hệ thống máy chuyên dụng để rây cho mịn, đảm bảo bột mịn tối đa.

Sau khi lấy được thành phẩm bột gỗ mịn phù hợp, bột sẽ tiếp tục được trộn với keo thực vật (bột cây bời lời) kết hợp với nước để tạo độ kết dính vừa đủ sau đó được tạo hình lên thành từng thanh nhang, mang phơi khô để được thành phẩm.

Sơn móng tay

Bột gỗ được thêm vào các chế phẩm sơn móng tay để giúp sơn móng tay nhanh khô và bền màu hơn.

Trần và tấm ốp tường

Bột gỗ cũng được ứng dụng trong sản xuất tấm trần và tấm ốp tường với mục đích giúp tấm ốp nhẹ hơn, gia tăng độ bền, độ bám dính và tạo cho bề mặt sản phẩm độ phẳng, bóng bẩy.

Làm vải

Giống như giấy, sản xuất vải cũng là một trong những ứng dụng khá ấn tượng đến từ bột giấy. Các loại vải sản xuất từ bột giấy thường có ưu điểm thoáng mát, thấm mồ hôi, độ bền cao và đặc biệt thân thiện với môi trường.

Để sản xuất vải từ bột giấy, người ta làm như sau:

  • Bước 1: Thu hoạch gỗ và xử lý bằng nhiệt để phân tách Cellulose trở thành hỗn hợp chất lỏng sánh.
  • Bước 2: Từ chất lỏng đã phân tách, tiếp tục sử dụng nhiệt phá vỡ cấu trúc liên kết của Cellulose để tạo ra bùn.
  • Bước 3: Bùn thu được sẽ được đưa vào những lỗ khuôn có sẵn trong bể chứa chất hóa học để tạo thành sợi. Đây còn gọi là quá trình dệt sợi.
  • Bước 4: Rửa sạch và tẩy trắng các sợi vải thu được.

Trên đây là một số thông tin về bột gỗ cũng như ứng dụng của bột gỗ mà Mianco muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng những thông tin trong bài viết này là hữu ích. Chúc bạn một ngày làm việc tốt lành!

Báo chí nói gì về Mianco